5 Lượt xem

Tin tức giáo dục

Ngành giáo dục tư thục: Thị trường hấp dẫn trị giá hàng tỷ USD, tăng trưởng bất chấp Covid-19 với CAGR lên đến 11%/năm

Thị trường giáo dục tư thục cho học sinh Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép 11% trong giai đoạn 2016-2020 và được dự báo còn tiếp tục phát triển nhanh trong giai đoạn tới. Riêng năm 2020, thị trường giáo dục tư thục ở Tp.HCM ước tính đạt khoảng 15.200 tỷ đồng,với 25% thị phần nằm ở các trường song ngữ cao cấp.

Công ty Tư vấn Chiến lược Toàn cầu L.E.K. Consulting mới đây công bố báo cáo về tác động của đại dịch COVID-19 đối với ngành giáo dục hiện nay. Báo cáo cho thấy tăng trưởng kinh tế đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ trong ngành giáo dục tư thục, với mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 11% trong giai đoạn 2016-2020.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 2-3% trong năm 2020 – một trong những mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Kết quả này có được là nhờ sức mạnh của một nền tảng kinh tế vững chắc, sự quyết liệt trong công tác phòng chống dịch bệnh, cũng như các hoạt động hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm của chính phủ.

Mảng giáo dục tư thục cho học sinh từ mẫu giáo đến THPT (K12) của Việt Nam sẽ phát triển mạnh dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Báo cáo của L.E.K theo đó phân chia hệ giáo dục này thành các nhóm riêng biệt: quốc tế, song ngữ, tư thục trong nước và dân lập.

Ghi nhận, phân khúc giáo dục song ngữ ở Tp.HCM và Hà Nội đã tăng trưởng 17% mỗi năm trong giai đoạn năm học 2016-2020. Với thu nhập khả dụng của các người dân tăng cùng với nhu cầu học tiếng Anh giao tiếp tiếp tục được đẩy mạnh, một lượng không nhỏ trong khoảng 3 triệu học sinh tại Tp.HCM và Hà Nội có xu hướng chuyển sang học tại các trường đào tạo song ngữ.

Anip Sharma, Giám đốc điều hành tại L.E.K. Consulting cho biết: “Nhu cầu về các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh chất lượng cao được đẩy mạnh xuất phát từ nguyện vọng theo học tại các nước nói tiếng Anh của học sinh Việt Nam. Các trường giảng dạy song ngữ đáp ứng nhu cầu dạy và học tiếng Anh của phụ huynh tốt hơn so với các trường công lập và tư thục trong nước. Ngoài ra, các trường giáo dục từ bậc mầm non cho đến THPT cung cấp chương trình đào tạo quốc tế có số lượng tuyển sinh tăng nhanh hơn so với các trường tư thục nói chung. Trong giai đoạn năm học 2015-2018, chương trình đào tạo quốc tế đạt mức tăng trưởng kép 5-6%, trong khi tổng mức tăng trưởng kép của nhóm tư thục lên đến 11%.”

Hiện nay, các trường song ngữ được trang bị tốt hơn để giúp học sinh chuẩn bị cho việc theo học tại các trường đại học ở các nước nói tiếng Anh, nơi Việt Nam là quốc gia châu Á lớn thứ tư có các các tập đoàn đa quốc gia cung cấp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thêm vào đó, học phí ở những trường song ngữ này cũng thấp hơn so với một số trường quốc tế mới được hình thành.

Phân khúc các trường quốc tế cung cấp các chương trình đào tạo đến từ Anh, Mỹ hay chương trình Bằng tú tài quốc tế (The International Baccalaureate Diploma Programme) thường sẽ hướng đến học sinh nước ngoài cư trú tại Việt Nam bởi tiếng Anh là phương tiện giảng dạy duy nhất. Các gia đình ngoại quốc cũng có thể có thể chi trả được học phí ở mức giá cao hơn.

Hệ thống giáo dục ở đẳng cấp thế giới có thể mở ra con đường đến với giáo dục đại học ở nước ngoài dễ dàng hơn, dẫn đến sự nở rộ của thị trường này tại Việt Nam thời gian qua.

Tp.HCM và Hà Nội tiếp tục là trung tâm giáo dục cấp cao

Đi sâu hơn vào dữ liệu của các thành phố và giải thích chi tiết về các xu hướng chính, số lượng học sinh trong độ tuổi phù hợp với nền giáo dục cao cấp ở Hà Nội là khoảng 1,3 triệu em. Con số này đã tăng lên 1,6% trong giai đoạn năm học 2016-2020 và dự báo sẽ còn tiếp tục phát triển ở mức tăng trưởng kép hàng năm khoảng 2%.

Trong khi đó, quy mô thị trường giáo dục tư thục của Tp.HCM ước tính trị giá khoảng 560 triệu euro (tương đương 15.200 tỷ đồng) trong năm 2020, với 25% thị phần về tay các trường song ngữ cao cấp cùng với mức tăng trưởng mạnh nhất trong tất cả các phân khúc. Một nền kinh tế thịnh vượng cùng với các sáng kiến của chính phủ đã cho phép tăng khả năng chi trả của người dân Việt Nam tại hai thành phố cũng như thu hút nhiều người nước ngoài cư trú tại quốc gia này hơn, từ đó tạo ra nhu cầu bền vững và triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ cho thị trường giáo dục tư thục tại đây.

Các nhà đầu tư và cơ sở giáo dục đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội này. Một số quỹ đầu tư quốc tế nổi bật đã đầu tư vào các tài sản trọng yếu, trong khi các tổ chức giáo dục quốc tế từ bậc mầm non đến THPT có uy tín đã mở rộng hoạt động tại nhiều chi nhánh.

“Những bên đang chú ý đến thị trường này để tìm kiếm cơ hội mở rộng kinh doanh sẽ được khuyến khích bởi khả năng ứng phó hiệu quả với đại dịch của Việt Nam và tín hiệu tích cực nói chung của ngành giáo dục tư thục tại đây. Mô hình giáo dục từ bậc mầm non đến THPT vốn dĩ là một mô hình kinh doanh đáng tin cậy, và Việt Nam đặc biệt mang lại nhiều cơ hội lớn cho các tổ chức và nhà đầu tư”.

Thảo Anh/ Cafef.vn

 

Một bình luận về “Tại sao trẻ cần giáo cụ montessori thực hành cuộc sống?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *