Những năm gần đây, mô hình học tập tích hợp đã dần phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là các bé tiểu học cũng được tiếp cận với Chương trình tiếng Anh tích hợp chứ không chỉ dành riêng cho các cấp lớn như trước đây. Vậy chương trình tích hợp là gì? Phụ huynh có nên cho trẻ lớp 1 học chương trình tích hợp không? Hãy cùng VAS tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé
1. Chương trình tiếng Anh tích hợp là gì?
Chương trình tích hợp hay còn được biết là chương trình tiếng Anh tích hợp được du nhập vào nước ta từ năm 2014, đây là sự kết hợp hài hòa giữa chương trình giáo dục nước ngoài với chương trình giáo dục Việt Nam. Việc lồng ghép chương trình nước ngoài sẽ giúp bổ sung thêm kiến thức mới cho những môn học nền tảng đã có trong chương trình Việt Nam.
Hiện nay, phần lớn các chương trình tích hợp thường được giảng dạy tại các trường song ngữ quốc tế và phần nhiều là từ chương trình của Anh quốc kết hợp với chương trình phổ thông chuẩn của Bộ GD&ĐT trong nước. 03 môn học phổ biến nhất trong chương trình tích hợp là Toán, Khoa học và tiếng Anh được biên soạn dựa trên cơ sở giảm tải áp lực cho học sinh, tăng cường phát triển tư duy và phẩm chất cho các em.
Chương trình tích hợp giảm tải áp lực mang đến sự thoải mái cho học sinh
Trong chương trình, học sinh sẽ học đủ các môn theo chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT do giáo viên Việt Nam giảng dạy, đồng thời sẽ học thêm 8 tiết/tuần (bậc tiểu học và THCS), 15 tiết/tuần (THPT) ở 3 môn tiếng Anh, Toán, Khoa học với giáo viên bản ngữ. Sự kết hợp song ngữ và luân phiên giữa các giáo viên trong nước và quốc tế được dựa trên nguyên tắc không trùng lặp và bổ sung kiến thức cho nhau.
Chính vì vậy, chương trình tích hợp giúp các em có đủ tự tin làm chủ ngoại ngữ và đủ bản lĩnh để thử sức mình trong những kiến thức mới, không ngừng phát triển bản thân trong thời kỳ hội nhập quốc tế vẫn ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
2. Đặc điểm của Chương trình tiếng Anh tích hợp
Ngoài các đặc trưng thường thấy của chương trình tích hợp như:
– Học sinh được tiếp cận phương thức giảng dạy mới
– Giáo án phong phú hơn, giúp thầy và trò cùng phát triển việc dạy và học
– Học sinh được học song ngữ Anh – Việt
– Giảm kiến thức, tăng thời gian thực hành giúp học sinh cọ sát thực tế nhiều hơn
– Giáo viên Việt Nam và nước ngoài giảng dạy cho học sinh
Chương trình tích hợp còn có một số đặc trưng khác như:
2.1. Đa dạng các loại hình tích hợp:
Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Integration): một chủ đề được thảo luận trong nhiều môn khác nhau, nội dung môn học được xây dựng thành chuỗi lý thuyết hay các trường hợp giả định, đòi hỏi học sinh phải biết cách tổng hợp kiến thức và kỹ năng của nhiều môn học. Ví dụ: Giáo viên sử dụng câu chuyện Thăm lăng Bác để nhắc đến Lịch sử và Địa lý.
Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration/Approach): học sinh tiếp cận nhiều môn có sự tương đồng để nghiên cứu, thực hành và học cách xử lý vấn đề là chính. Ví dụ: với đề tài vẽ tranh chủ đề An toàn giao thông, các bé cần áp dụng kiến thức từ môn giáo dục công dân và mỹ thuật để biết cách chia bố cục bức tranh và vẽ sao cho phù hợp với đối tượng đi bộ và các loại phương tiện giao thông trên đường.
Tranh vẽ về an toàn giao thông của bé
Tích hợp nội môn (Interdisciplinary Integration/Approach): tổng hợp từ 2 hay nhiều nội dung trong một môn học, xây dựng thành chủ đề thực hành gần với thực tiễn với nhiều nội dung khác nhau. Ví dụ: trong môn Tiếng Việt có Chính tả, Luyện câu và từ, Tập đọc, Tập làm văn, Kể chuyện, v.v… giáo viên sẽ cho học sinh viết một đoạn văn / bài văn hay kể lại một câu chuyện theo chủ đề.
Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration): tập trung phát triển các kỹ năng thực hành trong những môn học có tính chất chung và có thể ứng dụng được trong thực tiễn mọi lúc, mọi nơi. Đây là chương trình vượt khỏi phạm vi một môn học vì đòi hỏi tính ứng dụng rất cao ở kiến thức và kỹ năng để xem xét vấn đề một cách toàn diện. Ví dụ: Một dự án bảo vệ môi trường cần có ứng dụng kiến thức môn khoa học tự nhiên để chọn đề tài phù hợp, kiến thức môn địa lý để giải thích được các hiện tượng và hướng giải quyết đối với thực trạng môi trường đó
2.2. Các môn học phổ biến trong Chương trình tiếng Anh tích hợp :
Cuộc sống quanh ta: Tích hợp môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1 lớp, 2, lớp 3 trong chương trình hiện hành.
Tìm hiểu xã hội và tự nhiên: Tích hợp giữa các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở lớp 4 và 5 trong chương trình hiện hành.
Ngữ văn: Tích hợp môn Văn từ lớp 1 đến lớp 12 và tiếng Việt lớp 1 đến lớp 5 phân chia thành nhiều nội dung thuộc khác nhau như: Văn hóa, Chính trị, Đạo đức, Lịch sử, Địa lý, Thẩm mỹ… giúp học sinh phát triển khả năng cảm thụ văn học, đồng thời hiểu biết các lĩnh vực khoa học xã hội.
Giáo dục công dân/Đạo đức: Tích hợp từ môn Đạo đức trong chương trình hiện hành.
Lịch sử và Địa lý: tích hợp thành một nhóm kiến thức chung giúp học sinh xây dựng hiểu biết tương quan giữa thời gian lịch sử và không gian địa lý từ đó phát triển năng lực khoa học xã hội nền tảng.
Chương trình tích hợp lồng ghép lịch sử và địa lý thành một môn học thú vị cho học sinh.
2.3. Đầu vào của chương trình tích hợp dành riêng cho các cấp
– Đối với bậc tiểu học: không cần tham gia thi đầu vào
– Đối với bậc THCS: yêu cầu vượt qua bài kiểm tra đầu vào. Ngoài ra, học sinh cần hoàn thành chương trình tiếng Anh tích hợp bậc Tiểu học hoặc đáp ứng một trong các yêu cầu về năng lực ngoại ngữ khác như:
* Đối với hệ thống Pearson English: yêu cầu học sinh cần phải có chứng chỉ PTE cấp độ Quickmarch (tối thiểu đạt 3/5 sao).
* Đối với hệ thống Cambridge English: yêu cầu học sinh cần phải có chứng chỉ Flyer (tối thiểu đạt 12/15 khiên).
* Đối với hệ thống ETS: yêu cầu học sinh cần phải có chứng chỉ TOEFL Primary bậc 2 (tối thiểu đạt 3/4 huy hiệu (TOEFL Primary, Step 2, 3 badges).
Học sinh cần đảm bảo các yếu tố đầu vào để theo đuổi chương trình tích hợp
– Đối với bậc THPT: cần vượt qua bài kiểm tra đầu vào để đánh giá năng lực ngoại ngữ và kiến thức nền tảng của các môn học bằng tiếng Anh, nhằm đảm bảo học sinh theo kịp tiến độ giảng dạy và học tập. Bên cạnh đó, các em còn cần phải hoàn thành chương trình tiếng Anh tích hợp ở bậc THCS và một số yêu cầu khác như:
* Đăng ký 2 nguyện vọng của chương trình tiếng Anh tích hợp và được xét tuyển căn cứ dựa vào điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 và dựa vào điểm trung bình của chương trình tiếng Anh tích hợp cấp THCS. Nếu học sinh không học chương trình này ở cấp THCS thì phải tốt nghiệp THCS từ loại Khá trở lên tham gia dự tuyển lớp 10 THPT và dự thi môn Tiếng Anh Tích hợp, đăng ký 2 nguyện vọng chương trình tiếng Anh tích hợp. Các thí sinh xét tuyển vào học chương trình tiếng Anh tích hợp dựa trên tổng số điểm của 4 môn Toán, Ngoại ngữ, Ngữ văn và tiếng Anh Tích hợp.
* Đối với học sinh có mong muốn được bắt đầu tham gia chương trình này vào giữa các cấp học (ví dụ như vào đầu năm học lớp 4 hoặc lớp 8, …) thì cần phải tham gia khảo sát làm bài kiểm tra đánh giá năng lực đầu vào của đơn vị triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp.
3. Lợi ích khi cho trẻ tiếp xúc sớm với Chương trình tiếng Anh tích hợp
– Giúp trẻ sớm có niềm đam mê với toán học và khoa học
– Sớm phát triển kỹ năng ngoại ngữ và vốn kiến thức tiếng Anh do có tính liên thông giữa các cấp học.
– Phát triển nhiều kỹ năng trong suốt quá trình học tập: kỹ năng thuyết trình, phản biện, tranh luận, đàm phán, đặt câu hỏi, nghiên cứu thảo luận,… để cùng nhau xây dựng nội dung bài học và đưa ra hướng giải quyết vấn đề tối ưu nhất dưới sự dẫn dắt và hỗ trợ của giáo viên bộ môn.
– Học sinh tiếp cận nền giáo dục tiên tiến là bước đệm vững chắc cho các em tiếp tục ở những bậc học cao hơn tại các trường đại học quốc tế trong và ngoài nước sau này.
– Khi kết thúc chương trình sẽ nhận một bằng của Bộ GD&ĐT và một bằng có giá trị quốc tế như: chứng chỉ Quốc tế của hội đồng khảo thí Anh quốc Edexcel (thuộc tập đoàn Pearson), bằng ACT (Hoa Kỳ), IELTS, TOEFL, TOEIC…
Nguồn: VAS