46 Lượt xem

Tin tức giáo dục

Trường Đại học Doanh nghiệp là gì?

Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp không thể tìm được người và sinh viên không thể tìm được việc đang diễn ra song hành với nhau vì người học thiếu những kiến thức thực tế, kinh nghiệm thức tiễn mà doanh nghiệp cần. Chính vì thế, xu hướng mô hình đại học Việt Nam đang dần chuyển mình từ giáo dục truyền thống sang giáo dục gắn với thực tiễn. Từ đó, mô hình đại học doanh nghiệp ra đời để cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội cũng như giúp người lao động dễ thích ứng được với công việc và thị trường

1. Mô hình trường đại học doanh nghiệp là gì?

   Đại học doanh nghiệp (ĐHDN) là một tổ chức giáo dục trực thuộc một đơn vị doanh nghiệp. ĐHDN được xây dựng nhằm thực hiện các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực (kỹ năng, kiến thức, phẩm chất) của các cá nhân, tổ chức trong doanh nghiệp đó. Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Đại học Hamburger thuộc tập đoàn McDonald’s- là một trong những trường đại học doanh nghiệp tiêu biểu trên Thế giới

   Thông thường, Đại học doanh nghiệp không nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bởi trường đại học truyền thống thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là một tổ chức giáo dục để cấp bằng Đại học chính quy cho học viên. Ngược lại, Đại học doanh nghiệp đào tạo học viên thông qua công việc thực tế. Sau khi hoàn thành, học viên được khuyến khích trở thành nhân sự chính thức cho doanh nghiệp đó.

2. Lợi ích của Đại học doanh nghiệp

Bảng 1: Lợi ích của Đại học doanh nghiệp

Đối tượng

Lợi ích

Nhà nước – Xã hội · Tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, đáp ứng được mục tiêu kế hoạch của chính phủ, của quốc gia.

· Giảm được tỷ lệ thất nghiệp cho xã hội.

Doanh nghiệp · Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí tuyển dụng nhân sự.

· Có được nhiểu nhân sự giỏi, đủ năng lực và luôn có thói quen cập nhật kiến thức mới.

· Tạo ra những nhân sự phù hợp với văn hoá doanh nghiệp.

· Xây dựng được nhiều nhân sự làm việc lâu dài và trung thành với công ty

· Giảm áp lực về tài chính khi có đội ngũ nhân sự lớn trong doanh nghiệp.

· Linh hoạt tăng giảm quy mô nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh mà ít bị tổn hại hoặc đầu tư lớn hay rủi ro.

Phụ huynh · Yên tâm về con đường sự nghiệp tương lai của con mình vì được đảm bảo việc làm, có đủ năng lực cần thiết trong công việc.

· Không mất nhiều chi phí khi tìm kiếm công việc cho con sau khi tốt nghiệp

· Thu nhập của học viên hỗ trợ phần nào gánh nặng của gia đình.

Sinh viên, Học viên · Học viên được đảm bảo việc làm ngay sau khi hoàn thành chương trình.

· Được giảm tải những kiến thức hàn lâm.

· Học tập thông qua công việc thực tế, nhiệm vụ thực tế.

· Được học tập tại nơi làm việc.

· Sau khi hoàn thành chương trình, học viên đã có đủ kinh nghiệm.

· Được học tập từ những giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc.

· Được hưởng hoa hồng – thu nhập dựa trên năng lực của bản thân.

3. Sự khác nhau giữa đại học doanh nghiệp và đại học truyền thống

Bảng 2: Sự khác nhau giữa đại học doanh nghiệp và đại học truyền thống

Yếu tố

Đại học doanh nghiệp

Đại học truyền thống

Phương pháp giảng dạy – Tập trung giảng dạy những phương pháp làm việc, kĩ năng làm việc, tập trung vào kiến thức và thương hiệu độc quyền của công ty, thực hành trực tiếp những hoạt động có trong doanh nghiệp

– Phương pháp linh hoạt, định hướng thực hành

– Tập trung giảng dạy các môn học đại cương, lý thuyết chưa có nhiều thực tiễn và thực hành để áp dụng vào doanh nghiệp

– Phương pháp tương đối cố định

Đội ngũ giảng viên – Giảng viên chủ yếu là những người giữ chức vụ cao trong doanh nghiệp hoặc người có nhiều kinh nghiệm thực chiến trong doanh nghiệp – Giảng viên chủ yếu là thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư
Học phí Học phí cao Học phí vừa phải
Cơ hội việc làm – Có cơ hội đi làm tại chính doanh nghiệp đào tạo

– Có cơ hội đi làm và phát triển nhanh vì đã hiểu được phương thức làm việc tại doanh nghiệp

– Có thể phải thực tập và bắt đầu muộn hơn so với những nhân lực biết việc
Kết quả đạt được – Đi làm được ngay – Cấp bằng đại học chính quy