15 Lượt xem

Tin tức giáo dục

Điểm danh những thiên tài thành công nhờ phương pháp Montessori

1. Hai nhà đồng sáng lập Google: Larry Page và Sergey Brin

Larry Page và Sergey Brin là cặp đôi đồng sáng lập ra Google. Điều đặc biệt là ngay từ bé, cặp đôi này đều theo học trường Montessori ở Mỹ.

Tại đây, phương pháp Montessori đã thúc đẩy tính độc lập và sự sáng tạo của họ bằng chương trình học được thiết kế dựa trên nhịp độ phát triển tự nhiên của trẻ.

Larry Page từng chia sẻ về phương pháp Montessori: “Cách thức giáo dục (Montessori) không đi theo khuôn mẫu hay các mệnh lệnh, học sinh luôn được tạo động lực và đặt câu hỏi về những gì diễn ra trên thế giới”. Khi trả lời câu hỏi của phóng viên Barbara Walters rằng liệu có phải nhờ có bố mẹ là giáo sư nên 2 ông mới có thể thành công như vậy, cả Larry Page và Sergey Brin đều khẳng định rằng, sự trưởng thành và thành công của họ có được đều nhờ phương pháp Montessori. “Chính Montessori đã giúp chúng tôi học được cách tự khám phá bản thân, dám theo đuổi đam mê của mình.” – hai người chia sẻ.

Và phương pháp này cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và phong cách làm việc sau này của cặp đôi đồng sáng lập Google. Larry Page bộc bạch: “Ở Google, các nhân viên được phép dùng 20% số thời gian làm việc 1 tuần để nghiên cứu bất cứ điều gì họ thích. Và chính điều đó đã tạo ra tới 50% sản phẩm, dịch vụ mà Google đã và đang cung cấp tới khách hàng”. 

Sự tôn trọng cá tính cá nhân, tạo điều kiện để mỗi người có thể phát huy tối đa tiềm năng của bản thân theo đúng tinh thần của Montessori cũng chính là điều làm nên thành công của cặp đôi thiên tài Larry Page và Sergey Brin trong lĩnh vực công nghệ.

2. Jeff Bezos – Chủ tịch và giám đốc điều hành của công ty Amazon

Người đàn ông giàu nhất thế giới Jeff Bezos, cha đẻ của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Amazon cũng là một minh chứng sống cho sự thành công của phương pháp Montessori.

Jeff Bezons đã một tay gây dựng nên công ty thương mại điện tử Amazon lớn nhất nước Mỹ và lớn gấp 3 lần công ty đứng thứ 2 tại nước này với doanh thu 25 tỷ USD.

Bài học quý giá mà Bezos học được chính là sự tự lập và cách tập trung cao độ khi làm việc. Bezos chia sẻ: “Khi tiếp xúc với Montessori, tôi đã vô cùng say mê các trò chơi trong bộ đồ chơi thông minh này. Tôi say mê đến nỗi các cô giáo thường xuyên phải nhắc nhở nên dành thời gian cho những việc khác nữa. Sự tập trung vào những đam mê đã hình thành trong tôi từ bé như vậy. Điều ấy đã giúp tôi rất nhiều trong công việc, góp phần đưa Amazon trở thành công ty thương mại điện tử hàng đầu thế giới”. 

Những bộ đồ chơi bằng gỗ, môi trường Montessori tôn trọng sự khác biệt cá nhân cho phép trẻ tự do lựa chọn hoạt động chúng thích… đã giúp hình thành tư duy tập trung, tính tự lập cho trẻ. Chúng có thể tự mình thu nhận kiến thức, biết cách chủ động ứng phó với những sự thay đổi, góp phần tạo nên thành công trong tương lai.

3.Will Wright – Nhà sáng lập ra trò chơi Sim City

William Ralph hay còn gọi là Will Wright là một nhà thiết kế trò chơi điện tử người Mỹ. Will Wright cũng là người sáng lập ra trò chơi Sim City – một phiên bản game mô phỏng trên máy tính xây dựng thành phố/ quy hoạch đô thị trong không gian ảo theo ý thích của riêng mình.

Và chính đặc điểm của phương pháp giáo dục Montessori đã khơi gợi nguồn cảm hứng bất tận cho Will Wright. Bản thân ông cho rằng chính Montessori đã ảnh hưởng tới sự phát triển mang tính cá nhân của Will Wright bởi Montessori gắn với “sự sáng tạo bất tận”.

“Montessori sẽ giúp cho trẻ trở nên quen thuộc và thích thú với các định lý, lý thuyết  phức tạp, chẳng hạn như định lý Pitago thông qua việc chơi với các khối hình”. Nhờ vậy, trẻ sẽ ghi nhận kiến thức một cách đơn giản hóa, nhớ lâu hơn và kích thích sự hứng thú tìm tòi, khám phá của mỗi trẻ.

4. George Clooney –  Ngôi sao điện ảnh Hollywood nổi tiếng thế giới

“Tình yêu thương vô điều kiện và đặt ra giới hạn cho các hành vi” là cốt lõi của phương pháp giáo dục hàng đầu của Montessori. Không những giúp trẻ có thể phát triển trí tuệ trong các lĩnh vực, Montessori còn góp phần giúp trẻ định hình phẩm chất, các giá trị tâm hồn bằng tình yêu cuộc sống, con người và vạn vật xung quanh. Và đó cũng là nền tảng tạo nên một George Clooney tài hoa, giàu lòng nhân ái và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp.

Lòng nhân ái đã khiến cái tên George Clooney từ lâu trở thành một “thương hiệu” vượt ra ngoài khuôn khổ của Hollywood cùng những hoạt động cộng đồng ý nghĩa như quỹ từ thiện cho các vụ khủng bố 11/9, trận động đất tại Haiti năm 2010…

5. Sean ‘Diddy’ Combs

Không giống như hai nhà sáng lập Google, Sean Combs (cũng được biết đến với tên gọi Puffy Daddy, P. Diddy, và hiện giờ là Diddy) ít khi nói về quá trình học Montessori của ông . Có lẽ bởi vì điều này không phù hợp với hình ảnh rapper của ông.

Người ca sĩ, nhà thu âm và diễn viên này được sinh ra tại Harlem, New York, Hoa Kỳ.  Nhưng sau khi cha ông bị sát hại, Combs và gia đình đã chuyển đến Mount Vernon, nằm ở phía bắc của quận Bronx, New York. Tại đây, ông đã học trường Montessori Mount Vernon.

Tạp chí Wall Street viết “Phương pháp giáo dục Montessori có thể là con đường chắc chắn nhất để tham gia tầng lớp sáng tạo, và “ Montessori Mafia” là một nhóm cựu học sinh tiêu biểu của trường Montessori, mà Combs là một thành phần của nhóm người tài năng này. “Có điều gì đó xảy ra ở đây? Có điều gì đó về phương pháp Montessori đó là nuôi dưỡng tính sáng tạo tự nhiên và tất cả chúng ta có thể học được sự sáng tạo từ đây.”

6. Dakota Fanning

Trước khi bắt đầu diễn xuất trong “ Man on Fire” và “ I Am Sam”, Dakota Fanning đã theo học tại một trường Montessori ở Georgia, Hoa Kỳ. Sau đó, gia đình của cô đã chuyển đến California để cô có thể theo đuổi sự nghiệp diễn xuất.

Trải qua vài năm trong môi trường Montessori đã mang lại cho Fanning một ấn tượng về niềm tự hào: “ Tôi đã học đọc vào năm hai tuổi”, cô ấy thổ lộ với About.com . “Tôi đã học tại một ngôi trường Montessori và tôi được dạy đọc khi còn rất nhỏ”.

7. Julia Child

Trong cuốn sách “Julia Child And Company”, bà Child đã chia sẻ rằng học theo phương pháp Montessori dạy bà niềm đam mê làm việc với đôi bàn tay.

“ Maria Montessori muốn trẻ em được phát triển trong mối quan hệ thân thiện với các lỗi sai” , để hiểu rằng sai lầm là điều bình thường của quá trình học tập, và để học tập, bạn phải sẵn sàng mắc lỗi và sau đó tiến về phía trước,”  theo lời John Long, hiệu trưởng của trường Montessori tại Houston, người đã viết về mối liên hệ của Child và giáo dục Montessori.

8. Jimmy Wales

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Montessori, về chính bà hay về triết lý giảng dạy, bạn có thể luôn tìm thấy trên Wikipedia, bách khoa toàn thư trực tuyến được điều hành bởi Jimmy Wales, người đã tốt nghiệp trường Montessori.

“Khi là một đứa trẻ, Wales là một độc giả với trí tuệ ham hiểu biết và ông tin rằng triết lý giáo dục của nhà trường đã chịu ảnh hưởng của phương pháp giáo dục Montessori. Wales nói rằng ông đã tiêu tốn nhiều giờ liền để tìm hiểu Bộ Bách Khoa Toàn Thư Thế Giới (World Book Encyclopedias). Chỉ có bốn học sinh cho một cấp lớp ở trường Wales nên nhà trường đã dồn chung từ cấp lớp một đến cấp lớp bốn và từ cấp lớp năm đến cấp lớp tám. Khi trưởng thành, Wales đã chỉ trích gay gắt về sự đối xử của chính phủ đối với nhà trường, với lý do “can thiệp liên tục, quan liêu và thái độ hợm hĩnh của thanh tra viên và tình trạng này đã ảnh hưởng đến triết lý chính trị của ông”.

9. Gabriel Garcia Marquez

Nhà văn người Colombia nổi tiếng với tác phẩm “Tình Yêu Thời Thổ Tả”  và “Trăm Năm Cô Đơn” đã từng học ở trường Montessori khi là một đứa trẻ.

Nhiều website Montessori trích dẫn lời của người đạt giải thưởng Nobel như sau“ Tôi không tin có một phương pháp nào tốt hơn Montessori trong việc làm cho một đứa trẻ nhạy cảm với những vẻ đẹp của thế giới và đánh thức sự tò mò của trẻ về những bí mật của cuộc sống”.

10. Anne Frank

Anne Frank là tác giả hồi ký nổi tiếng thời Chiến Tranh Thế Giới thứ II, đã theo học tại trường Montessori khi sinh sống tại Amsterdam, Hà Lan.

Những người ủng hộ mạnh mẽ phương pháp Montessori

Mục này kết lại bài viết về 10 người nổi tiếng đã tốt nghiệp trường Montessori. Bên cạnh đó, nhiều người Mỹ nổi tiếng khác cũng ủng hộ phong trào Montessori một cách mạnh mẽ.

Alexander Graham Bell, người phát minh ra điện thoại đầu tiên, đã giúp tạo ra trường Montessori đầu tiên ở Canada. Thomas Edison, nhà phát minh bóng đèn sợi đốt, đã khởi động việc thành lập bốn trường Montessori.Và Fred Rogers, người dẫn chương trình truyền hình, đã thúc đẩy mở rộng phương pháp giáo dục Montessori.

Tiến sĩ Maria Montessori – người sáng lập ra phương pháp giáo dục Montessori  đã nói :“Hãy đánh thức tiềm năng trong những đứa trẻ, để chúng có thể thay đổi thế giới này. Hãy để chúng tự tạo ra những di sản của cuộc đời mình”.