9 Lượt xem

Tin tức giáo dục

Thị trường edtech dự kiến ​​đạt gần 1.000 tỷ USD vào năm 2030

Theo hãng nghiên cứu P&S Intelligence, quy mô thị trường công nghệ giáo dục (edtech) toàn cầu dự kiến ​​đạt 998,4 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng kép là 17,3%.

Các giải pháp edtech tăng trưởng mạnh mẽ là nhờ sự phát triển của các công nghệ như AI (trí tuệ nhân tạo) và IoT (Internet vạn vật). Việc kết hợp công nghệ thực tế áo VR và AR trong giáo dục cũng hỗ trợ trải nghiệm học tập tương tác chất lượng hơn cho sinh viên.

Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ, sự phổ biến của thiết bị di động, nhu cầu sử dụng nền tảng học tập trực tuyến, cùng các khoản đầu tư ngày càng tăng của các công ty tư nhân và quỹ đầu tư mạo hiểm cho lĩnh vực này cũng giúp lĩnh vực này phát triển mạnh.

Thị trường công nghệ giáo dục tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu. Ảnh: LA School Report

Theo báo cáo, việc sử dụng Internet và các thiết bị thông minh ngày càng tăng, thúc đẩy ngành công nghệ giáo dục ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tại một số nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ, chính phủ đầu tư ngân sách cho công nghệ giáo dục. Theo đó, sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận các thiết bị thông minh – các yếu tố hỗ trợ phát triển thị trường edtech. Thống kê của UNICEF cho thấy, hiện, Trung Quốc có 282 triệu học sinh và 17,32 triệu giáo viên tại hơn 530.000 trường học.

Người học cá nhân cũng góp tới trên 100 tỷ USD cho thị trường edtech 2021 nhờ nhu cầu tăng cao trong việc học tập các kỹ năng mới. Ngoài ra, các khoản đầu tư của chính phủ nhiều nước vào ngành giáo dục cũng thúc đẩy việc sử dụng các giải pháp edtech giữa các cá nhân.

Trong những năm tới, việc đẩy mạnh edtech sẽ phát triển nhanh nhất trong các cơ sở giáo dục. Xu hướng lớp học trực tuyến, học tập thông minh cũng phát triển nhờ sự tác động của đại dịch. Ngân sách Liên minh Ấn Độ năm tài chính 23 đã đồng ý chi hơn 10.000 tỷ rupee cho lĩnh vực giáo dục vì sự tiến bộ của kết nối kỹ thuật số và cung cấp nền giáo dục chất lượng cao.

Trong năm 2021, phần cứng chiếm khoảng 60% doanh thu trên thị trường công nghệ giáo dục do các cơ sở giáo dục, người học tăng cường đầu tư vào phòng học kỹ thuật số. Ví dụ, bảng tương tác ngày càng phổ biến với những trải nghiệm tốt như khả năng xóa bảng, phần mềm giao tiếp, bút kỹ thuật số và các tùy chọn cảm ứng đa điểm khác.

Covid-19 cũng là nhân tố thúc đẩy việc áp dụng công nghệ giáo dục tiên tiến. Đại dịch buộc nhiều học sinh phải nâng cao kỹ năng, đồng thời, khiến người học phụ thuộc hơn vào edtech. Khi số lượng người sử dụng các công cụ edtech khác nhau tăng lên, nhu cầu chuyển sang kỹ thuật số cũng tăng theo.

Các tổ chức đã đưa ra một số báo cáo chi tiết về xu hướng thị trường edtech toàn cầu và nghiên cứu tăng trưởng trong tương lai 2022-2030 như sau:

Những “ông lớn” trong thị trường này được dự đoán gồm các công ty giáo dục như Blackboard, Chegg, Edutech, Coursera, edX, Guiducture Inc., Udacity, tập đoàn công nghệ như Google, Microsoft. Phân khúc thị trường giáo dục toàn cầu được dự đoán chiếm thị chính lần lượt theo thứ tự: đầu tư phần cứng, phần mềm, dịch vụ và ứng dụng giáo dục.

Về cấp bậc học tập, edtech sẽ tác động mạnh nhất vào lĩnh vực Giáo dục đại học, tiếp đó là các kỳ thi, khảo sát, cuối cùng là cách công nhận chứng chỉ. Với người dùng, lĩnh vực này có xu hướng tác động mạnh nhất tới người học cá nhân, sau đó là các tổ chức học tập, học viện và doanh nghiệp lớn.

Trên thế giới, các quốc gia dự báo có sự phát triển mạnh nhất về edtech theo từng khu vực gồm: Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), châu Âu (Đức, Anh, Ý, Pháp), châu Á Thái Bình Dương (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc), Nam Mỹ (Brazil, Mexico), Trung Đông và châu Phi (Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi, Nam Phi).

Nguyên Chương (Theo PRNewswire)/ VNEXPRESS

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *