Maria Montessori là một nhà khoa học và nhà giáo dục tiên phong, người đã truyền cảm hứng cho các giáo viên, cha mẹ trên toàn cầu với phương pháp Montessori ưu việt. Hơn 100 năm qua, di sản của bà để lại đã giúp nuôi dưỡng một thế hệ trẻ em toàn cầu tự do, tự lập và hạnh phúc.
1. “Chính đứa trẻ tạo nên người lớn, và không người lớn nào tồn tại mà không lớn lên từ đứa trẻ trong thời thơ ấu”
Thời thơ ấu có tác động quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người trưởng thành của trẻ sau này. Một em bé tự tin, độc lập, yêu thương….sẽ lớn lên và trở thành một người lớn nghị lực, hành phúc trong những lựa chọn cuộc sống của mình.
2. “Hãy giải phóng tiềm năng của trẻ và con sẽ thay đổi để sẵn sang cho cả thế giới”.
Mỗi bạn nhỏ sinh ra đều được ban tặng những tiềm năng vô cùng đặc biệt về sự cảm nhận, lắng nghe, học tập… Ba mẹ, thầy cô – những người lớn bên trẻ hãy đồng hành, hỗ trợ thông thái để các con có thể phát triển cho chính bản thân mình, những người xung quanh và thế giới con đang sinh sống.
3. “Dạy trẻ ít đi và quan sát trẻ nhiều hơn”
Người lớn cần bớt đi thời gian “dạy” để có thể có thêm thời gian quan sát trẻ, thấu hiểu về nhu cầu, thấu hiểu và hỗ trợ những khó khăn trong quá trình lớn lên của một bạn nhỏ.
4. “Hãy để trẻ nhỏ tự do; hãy động viên con, hãy để con chạy ra ngoài dưới trời mưa; hãy để con tháo dày khi tìm thấy một vũng nước; và khi cỏ trên cánh đồng ướt sương sớm, hãy để con chạy và đi trên cỏ bằng đôi chân trần; hãy để con nghỉ ngơi yên bình khi cây cối mời gọi ngủ dưới tán lá; hãy để con reo vang và cười phá lên khi mặt trời đánh thức con dạy vào buổi sáng”
Trẻ nhỏ cần thêm tự do và trao thêm những cơ hội, trải nghiệm để gần gũi với thiên nhiên. Tìm thấy niềm vui và hạnh phúc bên trong những điều nhỏ bé, xinh đẹp để lớn lên với một tâm hồn đẹp, rộng mở với thế giới.
5. “Công việc của người lớn không phải là truyền dạy, mà là hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Sẽ thật tuyệt vời nếu với sự đồng hành của chúng ta: tương tác với trẻ một cách tế nhị, thấu hiểu nhu cầu về thể chất và nhận thức, chúng ta có thể nuôi dưỡng tình yêu học tập của trẻ đến mãi về sau”
Ba mẹ, thầy cô – những người đồng hành bên trẻ thường dễ cảm thấy rằng “trẻ không biết gì” và cố gắng dạy cho trẻ những kiến thức mới. Nhưng điều quan trọng hơn cả là việc thấu hiểu nhu cầu tâm – thân – trí để có hành trình đồng hành thông thái bên trẻ, nuôi dưỡng tình yêu khám phá, tìm tòi của trẻ từ thơ ấu đến tuổi trưởng thành.
6. “ Đôi bàn tay là công cụ của trí thông minh loài người, đôi bàn tay làm gì thì tâm trí khắc ghi điều đó “
Đôi bàn tay chính là công cụ tuyệt vời để phát triển não bộ – trí tuệ, nhận thức. Đôi bàn tay với những trải nghiệm học tập bằng việc khám phá, thực hành, “thử sai”…sẽ hỗ trợ việc học và ghi nhớ của trẻ.
7. “Giáo dục đối với trẻ nhỏ không nhắm tới việc chuẩn bị cho trẻ tới trường, mà chuẩn bị cho cuộc đời”
Sự học của mỗi con người không chỉ dừng lại ở những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường mà sẽ còn đến mãi về sau. Những điều trẻ được “giáo dục dù là nhỏ nhất về kiến thức, tình yêu, sự tử tế…sẽ là sự chuẩn bị cho trẻ trên hành trình trưởng thành của bản thân mình.
8. “Hãy tôn trọng tất cả những hình thức hoạt động hợp lý của trẻ nhỏ và thấu hiểu chúng”
Tất cả những lời nói, suy nghĩ, hành động của trẻ đều cần sự tôn trọng, thấu hiểu và đồng hành của người lớn. Các con không chủ ý để làm khó người lớn, các con đang truyền tải những thông điệp về nhu cầu đếm với những người chăm sóc mình.
9. “Tất cả những tương tác của ta với trẻ nhỏ rồi sẽ kết trái, không chỉ trong hiện tại, mà còn trong con người trưởng thành của trẻ sau này”
Những tương tác lời nói, hành động của ba mẹ, thầy cô với trẻ không chỉ mang ý nghĩa trong hiện tại mà sẽ giống như gieo ra những hạt mầm tốt để có thể nhìn thấy trái ngọt trong tương lai sau này.
10. “Giáo dục là một quá trình tự nhiên được thực hiện được thực hiện bởi trẻ nhỏ và không đạt được nhờ lắng nghe mà nhờ trải nghiệm trong môi trường”
Các bạn nhỏ cần những trải nghiệm trong môi trường một cách thực tế để có thể hiểu được về những khái niệm, kiến thức một cách trực quan chứ không phải chỉ nhờ lắng nghe từ người trao truyền kiến thức.
Diệu Linh