triết lý & quan điểm giáo dục theo montessori
1. Chúng tôi tuân theo triết lý của Tiến sĩ Maria Montessori
Tiến sĩ Maria Montessori (1870-1952) là một bác sĩ y khoa, một giáo viên, một nhà triết học và là một nhà nhân chủng học. Quan điểm tiến bộ của bà về trẻ em đã vượt xa thời đại bà sống, các công trình nghiên cứu của bà vẫn có giá trị đến hôm nay. Nếu bạn muốn tìm hiểu về phương pháp này, bạn có thể bắt đầu với cuốn sách “Bí ẩn tuổi thơ”. TÌm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của bà chắc chắn sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên phong phú và thú vị!
Maria Montessori : Nhà trị liệu đồng thời là nhà giáo dục người Ý nổi tiếng với phương pháp giáo dục Montessori
2. Chúng tôi hiểu rằng trẻ em ở các độ tuổi khác nhau có nhu cầu và khả năng khác nhau
Chúng tôi nghiên cứu lý thuyết phát triển trẻ em (ví dụ, các giai đoạn nhạy cảm), đảm bảo rằng các lớp học và ngôi nhà của chúng tôi có các hoạt động phù hợp với sự phát triển của trẻ Khi có bất kì phát hiện nào chứng tỏ rằng bộ não của em bé đang phát triển, chúng tôi ghi chép khách quan, sao lưu lại để hỗ trợ cho chương trình giáo dục của chúng tôi. (Một cách đơn giản và thường xuyên)
3. Chúng tôi quan sát các em bé.
Em bé dạy chúng ta rất nhiều điều về việc HỌC. Bằng cách theo dõi tỉ mỉ, chúng tôi có thể sửa đổi các bài học và giáo cụ để phù hợp nhất với sở thích và sự phát triển của trẻ. Chúng tôi cố gắng dự đoán những gì trẻ sẽ cần tiếp theo và đảm bảo rằng trải nghiệm này có sẵn khi trẻ sẵn sàng khám phá. Chúng tôi gọi đây là “Dõi theo trẻ” (Follow the Child)
4. Chúng tôi tin rằng bản thân môi trường là giáo viên giỏi nhất, và chúng tôi chuẩn bị nó như một chú chim mẹ tạo ra chiếc tổ phù hợp cho những con chim non.
Thay vì ra lệnh cho trẻ nên học gì và khi nào, chúng tôi thiết kế lớp học và ngôi nhà để phù hợp với nhu cầu của trẻ, vẻ đẹp và sự trật tự được cân bằng để mang đến cho trẻ những trải nghiệm phong phú. Trong một lớp học Montessori điển hình, bạn sẽ thấy các đồ vật trong giỏ, khay, hoặc các hộp được sắp xếp trên kệ một cách hấp dẫn. Mỗi giáo cụ Montessori là một tác phẩm có mục đích được thiết kế để dạy một khái niệm cụ thể. (Xin hãy nhớ cho, những khái niệm này không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi dựa trên sự quan sát về đứa trẻ!)
5. Chúng tôi sử dụng quy tắc ứng xử lịch sự và nhã nhặn, đối xử với em bé như cách chúng ta muốn được đối xử.
Chúng tôi sử dụng tiếng nói bình tĩnh khi hướng dẫn, sử dụng cách nói chuyện tôn trọng cảm xúc của trẻ. Chúng tôi điềm đạm và nhẹ nhàng với mọi thứ xung quanh. Chúng tôi tin rằng trẻ em quan sát sâu sắc ngay cả khi chúng tôi không nhận thức được điều đó, và trẻ sẽ bắt chước hành vi và thái độ của chúng tôi. Chúng tôi biết rằng con người không hoàn hảo, nhưng chúng tôi thực sự cố gắng để mang lại những điều tốt nhất trong bản thân mình.
6. Chúng tôi nhận ra rằng mỗi trẻ em là một cá nhân độc đáo.
Sẽ không có 2 đứa trẻ nào nắm vững cùng một khái niệm hoặc có sở thích giống nhau trong cùng 1 thời điểm. Chúng ta ghi nhận sự độc đáo này và cho phép mỗi đứa trẻ phát triển theo nhịp độ của chúng. Chúng tôi tin rằng học tập là một quá trình phát triển tự nhiên. Khi chúng ta đặt niềm tin vào đứa trẻ, chúng ta thường ngạc nhiên trước khối lượng “học hỏi” khổng lồ diễn ra thông qua sự tương tác của đứa trẻ với thế giới của chúng.
7. Chúng tôi không sử dụng phần thưởng và hình phạt để buộc trẻ em tuân thủ các quy tắc hoặc chống lại hành vi xấu.
Chúng tôi tin rằng mỗi đứa trẻ đang trên con đường phát triển kỷ luật tự giác và rằng phần thưởng phải là nội tại (bên trong chính mình) chứ không phải là áp đặt bên ngoài. Khi một đứa trẻ hành vi sai trái, trước tiên chúng ta kiểm tra lý do tại sao đứa trẻ lại có những hành vi đó (Đói? Mệt mỏi? Thử nghiệm các giới hạn?v.v…) Và sau đó chúng ta suy nghĩ về một sự thay đổi trong môi trường được chuẩn bị, hoặc hướng dẫn một số kĩ năng giúp cho đứa trẻ giải quyết vấn đề. Không bao giờ chúng ta sử dụng xấu hổ hay sỉ nhục. Chúng tôi cố gắng giúp trẻ hiểu được hành vi thích hợp trong bối cảnh xã hội một cách nhẹ nhàng, chắc chắn.
8. Chúng tôi tin rằng trẻ em học tốt nhất khi được tự do di chuyển suốt cả ngày.
Trẻ không nên bị giới hạn trong một chỗ. Trẻ nên được phép di chuyển trong môi trường của trẻ, ghé thăm phòng tắm thường xuyên nếu như chúng thích, và làm việc trong một loạt các vị trí. Chúng tôi muốn dạy cho trẻ em tôn trọng cơ thể và kiểm soát hành động của mình, và bằng cách cho phép sự tự do này, não bộ của trẻ sẽ phát triển hiệu quả hơn. Chúng tôi khuyến khích sự độc lập đi kèm với sự tôn trọng người khác.
9. Chúng tôi tin rằng các giáo cụ mà một đứa trẻ làm việc (người ta có thể dễ dàng gọi chúng là “đồ chơi”) nên được lựa chọn cẩn thận để hỗ trợ cho từng giai đoạn phát triển.
Các giáo cụ làm từ chất liệu tự nhiên được ưa chuộng và được sắp xếp hấp dẫn trên kệ. Quá trình hình thành tư duy đầu tiên phải là trải nghiệm thực tế, và những vấn đề trừu tượng sẽ được trình bày sau, khi đứa trẻ nắm vững về khái niệm này. Bản thân Maria Montessori đã phát triển và phê chuẩn các tài liệu cụ thể cho việc học tập cần thiết cho một lớp học Montessori tiêu chuẩn. Bạn có thể muốn nhìn vào tháp hồng, bảng chữ cái di động, hoặc các hạt cườm vàng. Ồ, vâng, chúng tôi gọi nó là công việc và không phải là trò chơi. Thực sự nó chỉ là vấn đề về khái niệm, vì vậy đừng để nó làm phiền bạn.
10. Giáo viên Montessori trình bày một bài học cho một đứa trẻ là một nghệ thuật.
Ví dụ, đối với trẻ 3-6 tuổi, chúng tôi thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách nói chuyện rất ít trong bài học và thay vào đó là thực hiện các chuyển động chậm và thận trọng. Điều này cho phép trẻ tập trung vào các hành động của chúng ta và nhớ những chi tiết nhỏ, những thứ mà có thể bị lãng quên nếu chúng ta vừa nói vừa thực hiện. Bạn có thể tìm hiểu một trong những kỹ thuật bài học Montessori tiêu chuẩn là Bài học ba giai đoạn.
11. Chúng tôi tin rằng giáo dục có thể thay đổi thế giới tốt hơn.
Chúng tôi là những người ủng hộ cho hòa bình. Bản thân trẻ em đại diện cho một “hy vọng mới, tươi sáng cho loài người”. Chúng tôi cảm thấy rằng công việc chúng tôi làm, với tư cách là nhà giáo dục, hướng dẫn trẻ em hướng tới sự tự lực và lòng từ bi, là điều vô cùng quan trọng trong chương trình hướng tới cuộc sống tương lai trên trái đất. Làm thế nào trẻ em của chúng tôi, trẻ sơ sinh, sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn minh của chúng tôi khi tất cả chúng lớn lên và đưa ra quyết định ảnh hưởng đến người khác. Chúng ta bị hạ gục bởi những khả năng lớn lao tồn tại bên trong con người nhỏ nhất, và chúng ta tôn trọng trí tuệ bên trong của trẻ.
Bạn vẫn còn phân vân? Không sao đâu. Triết lý Montessori rộng lớn và sâu sắc như đại dương. Bắt đầu bằng cách đi đến bãi biển, cảm nhận gió trên má và lắng nghe tiếng sóng vỗ. Sẽ không có vấn đề gì nếu như bạn không cảm nhận được tất cả cùng một lúc. Hãy chọn một cái gì đó để nghiên cứu. Sao biển, Cá heo, Sứa…. những gì bạn bắt đầu không quan trọng bởi vì các động vật bên trong đại dương luôn phụ thuộc lẫn nhau. Khi bạn thực hiện nghiên cứu, bạn sẽ bắt đầu hiểu được sức mạnh của toàn bộ hệ thống.
– Theo Child Development Institute of the Redwoods –
Dịch bởi: METI – meti.vn
Good post. I am experiencing many of these issues as well..